Tại Sao Chó lại ăn phân? (hiện tượng Coprophagia) là một trong những vấn đề mà hầu hết người nuôi chó đều gặp phải. Và tất nhiên ai cũng như đều cảm thấy “kinh tởm”. Khi đối diện với vấn đề này rất nhiều người cảm thấy không hài lòng, khó chịu với chú chó của mình và luôn tìm cách giải quyết. Vậy tại sao chó lại ăn phân? Và làm sao để chó hết ăn phân? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài phân tích dưới đây của Thú Kiểng.
Nội dung chính
>> Mời bạn tham khảo thêm các bài viết:
- Cách để giảm mùi hôi phân và hạn chế tiêu chảy cho chó
- Làm sao để phòng tránh sốc nhiệt cho chó mùa nắng nóng?
- Hướng dẫn cách huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ
I. Tại sao chó lại ăn phân?
Chó ăn phân là một trong những hành vi (thói quen) rất xấu của cún cưng. Hành vi này được xác định bắt nguồn từ 3 nguyên nhân chính sau:
1. Do yếu tố bản năng
Ăn phân là một trong những hành vi mang tính chất bản năng của loài chó được di truyền từ các thế hệ tổ tiên. Loài chó trước khi được thuần hóa sống hoàn toàn trong tự nhiên, để lẫn tránh kẻ thù chúng sẽ ăn phân của mình để che giấu dấu vết. Mặt khác, chúng cũng ăn phân của những động vật ăn cỏ như trâu bò, mèo,…và cả con người.
Hành động này của chúng với nhiều người sẽ rất kinh, nhưng với những chú chó thì hoàn toàn bình thường. Bởi lẽ đặc điểm cơ thể, khả năng nhạy mùi của chó khác hẳn con người và ăn phân còn là một hành động giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể của chúng.
Ngày nay, mặc dù đa số các giống chó đều đã được thuần hóa để hòa nhập, sống cùng với con người, chúng không còn ăn phân nữa. Nhưng trong nhiều trường hợp chúng ta vẫn thấy chó ăn phân do hành vi bản năng còn sót lại như: chó mẹ ăn phân của chó con; chó con bắt chước hành động của chó mẹ ăn phân của nhau; hay chó khỏe mạnh ăn phân của chó già yếu,…
>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Chó bỏ ăn chỉ uống nước phải làm sao? Làm sao để chó con ăn nhiều?
2. Tại Sao Chó Lại Ăn Phân? Làm Nào Để Chó Hết Ăn Phân?Do yếu tố tâm lí
Bên cạnh yếu tố bản năng còn sót lại, đa số hành vi chó ăn phân hiện tại là do yếu tố tâm lí tạo nên. Cụ thể:
– Ở chó con, khi chúng ở cùng mẹ, bản tính bắt chước và tò mò về thế giới xung quanh sẽ khiến chúng ngửi và ăn tất cả mọi thứ, đặc biệt là phân của mình và của những anh em còn lại trong đàn.
– Khi chó bị phạt nặng do hành vi đi vệ sinh không đúng nơi quy định, chúng sẽ sinh ra tâm lí căng thẳng, sợ hãi và sẽ ăn phân của mình để giấu chủ, để tránh bị phạt. Dần dần hình thành thói quen xấu nếu bạn không phát hiện được.
– Khi chó ở một mình quá lâu, chúng sẽ sinh ra tâm lí buồn chán, đặc biệt là khi chúng bị nhốt trong một không gian hẹp, chúng chẳng có việc gì làm ngoài việc nằm một mình nhìn đống phân của nó. Khi đó chúng sẽ có khuynh hướng ăn đống phân của mình.
– Khi chó bị ngó lơ hoặc cảm thấy mình không được chú ý, chúng sẽ gây sự chú ý bằng cách ăn phân của mình. Nếu như khi chúng thực hiện hành vi này, ngay lậ tức được chú ý thì những lần sau chúng sẽ lặp lại như vậy.
>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Giá bán nhà và khay vệ sinh cho mèo. Chọn mua nhà vệ sinh cho mèo
3. Tại Sao Chó Lại Ăn Phân? Làm Nào Để Chó Hết Ăn Phân?Do các bệnh lý gây ra bởi thiếu dinh dưỡng
Ngoài 2 nguyên nhân chính trên, bệnh lí cũng là một nguyên nhân rất quan trọng tạo nên hành vi không hay này của chó. Trong đó chủ yếu là khi chó bị thiếu hụt dinh dưỡng trong cơ thể. Cụ thể các loại bệnh lý như sau:
1. Khi chó chế độ ăn của chó thiếu nhiều dưỡng chất, vitamin, chất xơ, khoáng chất,… chúng sẽ ăn phân của các động vật khác để bổ sung dinh dưỡng.
Nguyên nhân này cực kỳ phổ biến ở nước ta bởi thói quen cho chó ăn cơm của người Việt. Trong khi hệ tiêu hóa của chó rất khác con người nên không thể tiêu hóa phần lớn thức ăn trong bữa cơm hàng ngày giống con người, từ đó gây ra thiếu dinh dưỡng và phải tìm nguồn bổ sung thay thế.
Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần cho chó ăn thêm OrgaPush để bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng – https://petitvietnam.com/orgapush/. Hoặc trộn thêm sữa PetWhey vào thức ăn hàng ngày để tăng cường dinh dưỡng bị thiếu hụt.
2. Các cơ quan nội tạng như gan, mật, tụy, hệ tiêu hóa đường ruột sản sinh quá ít enzim tiêu hóa, thiếu các lợi khuẩn cần thiết cho việc tiêu hóa thức ăn. Hoặc do hội chứng Cushing, cường giáp làm tăng nhu cầu ăn uống, khiến chúng bao giờ cũng cảm thấy đói và phải ăn nhiều hơn.
3. Khi chó bị nhiễm giun, sán khiến chúng mất đi một phần lớn dinh dưỡng, cảm thấy cần phải bổ sung.
>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Phòng chống tụt canxi ở chó mẹ. Dấu hiệu và cách xử lý khi chó bị tụt canxi
II. Hậu quả của việc chó ăn phân
Trong phân tuy còn sót lại những dưỡng chất chưa được tiêu hóa hết, chó có thể tái hấp thu thêm một lần nữa. Nhưng đây lại là một hành vi cực xấu, gây ra những hậu quả tiêu cực:
1. Ảnh hưởng đến sức khỏe của chó
Trong phân chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại, đặc biệt là trứng giun, sán. Khi chúng được đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng vô cùng đến chó. Ngoài ra cùng tiềm ẩn rất nhiều những vi khuẩn có hại gây ra bệnh dại, bệnh về hô hấp,…
2. Ảnh hưởng tới sức khỏe của người xung quanh
Khi chó có hành vi ăn phân, nếu chúng ta không phát hiện mà để chó vui chơi cùng trẻ con (chúng thường có hành vi liếm vào mặt, tay chân trẻ con) sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
3. Ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ giữa chủ và chó
Gây cam giác khó chịu đối với chủ, nhất là khi chúng ta luôn thấy kinh tởm hành vi ăn phân của chó. Từ đó việc vệ sinh cá nhân cho chó như tắm, đánh răng cho chúng,…sẽ trở thành một nỗi ám ảnh.
>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Chó mang thai có nên tắm không? Cách tắm, vệ sinh cho chó mang thai
III. Tại Sao Chó Lại Ăn Phân? Làm Nào Để Chó Hết Ăn Phân?Làm thế nào để chó hết ăn phân?
Chính vì những hậu quả nghiêm trọng mà thói quen xấu này mang lại, bạn phải thường xuyên để ý đến cún cưng của mình để có biện pháp can thiệp kịp thời khi chúng có hành vi này. Cụ thể:
1. Luôn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cún cưng của bạn
Đây là yếu tố then chốt để loại bỏ nhu cầu ăn phân ở chó. Nên dùng các loại thức ăn khô, hạt dành riêng cho chó để đảm bảo đủ dinh dưỡng, các khoáng chất cần thiết và hợp khẩu vị với chó.
Thỉnh thoảng bổ sung enzim tiêu hóa và men vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hóa. Và đặc biệt, chú ý lịch tiêm vacxin và lịch xổ giun cho chó theo định kì.
>> Tham khảo thêm các bài viết chi tiết:
- Nên cho chó con ăn gì? Các loại thức ăn tốt nhất cho chó con
- Lịch tẩy giun cho chó. Giá bán các loại thuốc tẩy giun cho chó
2. Dạy cún đi vệ sinh đúng nơi quy định từ sơm
Ngay từ khi chó còn nhỏ phải dạy chúng cách đi vệ sinh đúng nơi quy định. Nên sử dụng những biện pháp tích cực như khen, tránh dùng hình phạt. Khi thấy chúng có hành vi chú ý đến đống phân cần phải lập tức hô khẩu lệnh, dùng dây kéo,…để phân tán sự chú ý của chúng.
>> Tham khảo thêm bài viết:
3. Loại bỏ các yếu tố gây tác động tiêu cực đến tâm lí của chó
Không nhốt chúng trong không gian hẹp, không phản ứng quá mạnh khi bắt gặp chúng ăn phân để chúng không lầm tưởng hành vi đó sẽ thu hút được chủ,…
4. Một vài cách khác
- Thường xuyên đưa chó ra ngoài đi dạo để giải phóng năng lượng, tránh tình trạng chúng dư thừa năng lượng sinh ra buồn chán.
- Nếu phát hiện chúng có hành vi ăn phân, bạn chỉ cần chú ý, rắc ớt bột hoặc những thứ có vị cay lên phân. Chó rất ghét vị cay, đắng và chua nên sau vài lần chúng sẽ bỏ hẳn thói quen xấu này.
- Dọn dẹp môi trường sống xunh quanh, tránh cho chúng tiế xúc với phân và nước tiểu để giảm dần và ngăn chặn thói quen.
Bài viết khác về TRUNG TÂM TƯ VẤN DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE THÚ CƯNG MIỄN PHÍ