Tìm hiểu về các loài rắn chưa bao giờ hết thú vị. Mỗi loài đều mang những nét đặc trưng riêng biệt. Với dân đam mê rắn cảnh chắc chắn luôn tò mò về loài rắn kỳ lạ – Rắn Râu. Đây là loại rắn còn mới lạ với nhiều người. Vậy nên, Thú Kiểng VN sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin về loài rắn “độc nhất vô nhị” này!
Nội dung chính
Phân bố loài ngoài tự nhiên
Rắn Râu là loại bò sát đặc trưng của Đông Nam Á, có mặt ở hầu hết các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Campuchia, Malaysia và Việt Nam. Tại nước ta, loài rắn này được tìm thấy ở Sông Bé thuộc Thủ Dầu Một (Bình Dương), Tây Ninh, Long An, Kiên Giang, Bình Phước,… Có thể cho rằng, chúng là loài rắn của đồng bằng Nam Bộ và có phân bố rộng rãi tại nhiều địa phương
Môi trường sống của chúng cũng tương tự những loài rắn nước khác. Chúng sống ở nước ngọt, nước nợ và một lượng ít sống trong nước mặn. Loài này ưa khu vực có nước đục và dòng chảy chậm như hồ, đồng ruộng. Và đặc biệt là vùng nước có chứa nhiều phù sa. Đây cũng là lý do, chúng trở thành loài rắn bản địa của Biển Hồ Campuchia.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Rắn Lục Sừng- Trimeresurus Cornutus
Rắn Râu – loài rắn duy nhất có phụ kiện đi kèm
Bạn đã từng nghe thấy con rắn có râu? Đúng như tên gọi, chúng có cặp râu độc đáo. Thông tin này khiến không ít người không tin và tỏ ra vẻ kinh ngạc. Bởi họ đã quá quen thuộc với loài động vật không chân có đầu trơn trụi rồi.
Rắn Râu có ngoại hình khá đặc biệt. Ngay trên đầu mũi của chúng mọc ra hai xúc tu giống như hai sợi râu chỉ dài từng 1cm. Nằm trên cái đầu nhỏ dẹp nhưng nó không chỉ để trưng bày mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực của rắn. Nó chứa các tế bào thần kinh giúp “chủ nhân” cảm nhận con mồi.
Ngoài phụ kiện đáng yêu trên, chúng còn sở hữu thân hình khá nhỏ nhắn. Con trưởng thành chỉ có chiều dài trong khoảng từ 50-90 cm. Vậy nên, rất dễ nuôi thả trong bể cá cảnh thông thường.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Trăn Cộc – Python Curtus
Mọi người có thể nhận diện loài này thông qua râu cùng các chi tiết trên cơ thể chúng. Bề mặt của rắn không trơn nhẵn mà gồ ghề, các vảy thân nổi lên rất nhiều. Màu sắc phổ biến của chúng là nâu đen toàn thân, ở dưới môi trường nước ngọt thì mặt trên bụng còn có màu nâu vàng. Trên mình có các đốm màu đen loang lổ khắp thân. Chỉ cần những đặc điểm đơn giản cũng đủ khiến chúng trở lên vô cùng “ngầu”
Do sống được ở nhiều môi trường nên màu sắc và hoa văn trên thân chúng cũng có sự biến đổi nhẹ. Nhiều người còn phát hiện ra những cá thể có màu vàng nhạt và có họa tiết khác biệt như sọc mờ ngang sườn hay sọc đen chạy dọc sống lưng.
Rắn Râu là tay săn mồi đỉnh cao
Loài rắn này rất nhanh nhẹn, chúng có tốc độ và chiến thuật săn mồi độc đáo. Chỉ cần nằm bất động, không tốn chút sức lực đã có thể thu phục đối phương.
Nhờ chiếc râu lợi hại trên đầu đã biến Rắn Râu thành sát thủ đáng sợ dưới nước. Cặp xúc tu như mồi nhử các con mồi tiến lại gần. Nó như chiếc cần câu, và việc của con rắn là ngồi im chờ những con cá nhẹ dạ bị mắc câu. Miếng mồi này có vẻ không ngon lành mà vô cùng hiểm hóc, khiến cá dễ dàng nộp mạng.
Ngoài cách thức phục kích khôn ngoan, chúng còn biết cách tóm gọn con mồi. Khi nó đã tiến gần tới, Rắn Râu xác định phương hướng, cuộn thân trên thành hình chữ “J” và con mồi hết đường trốn thoát. Sự linh hoạt của chúng đã lôi cuốn sự thích thú của dân chơi thú kiếng và luôn muốn sở hữu.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Rắn Ri Cá – Homalopis buccata
Lưu ý khi nuôi Rắn Râu
Rắn Râu tại Thú Kiểng VN đang được mọi người đặc biệt quan tâm. Do hình thù lạ mắt nên việc chúng được săn đón làm sinh vật cảnh là điều đương nhiên. Tuy nhiên, việc nuôi một loài rắn kì dị như vậy cũng cần phải lưu ý.
- Chúng có độc tố nhẹ, không nguy hại với con người. Một số người rơi vào trạng thái buồn ngủ trong nhiều giờ khi bị chúng cắn nhưng không có đáng ngại nào. Vậy nên, Rắn Râu phù hợp với những người đã có am hiểu về rắn cảnh và có kinh nghiệm nuôi.
- Loài “Thủy quái” này có thể ở dưới nước tới 30’ mà không cần ngoi lên lấy không khí còn trên mặt đất lại di chuyển vụng về. Do đó, nuôi chúng trong bể cá cảnh là hợp lý.
- Môi trường cũng rất quan trọng. Có thể đặt thêm đá, sỏi, các cây rong rêu trong bể cùng đèn chiếu sáng để trang trí và giúp rắn quen thuộc với nơi ở nhân tạo này.
- Nước phải được thay thường xuyên để tránh các bệnh và rắn không được phát triển bình thường. Thức ăn của chúng sẽ là các loài cá nhỏ. Đừng nên nuôi cá cảnh chung trong bể nếu không muốn bị chúng tóm gọn.
Những thông tin trên đây hy vọng đã giúp ích cho bạn, Nếu bạn đang có ý định tìm mua Rắn Râu Erpeton Tentaculatum, vui lòng liên hệ qua Thukieng.com để được tư vấn kịp thời. Tại đây, chúng tôi còn có đủ các loại rắn cảnh đẹp mắt khác cho bạn.
Bài viết khác về TRĂN RẮN CÁC LOẠI