Có hơn 200 loài rắn khác nhau đang cư ngụ tại Việt Nam. Do có khí hậu nhiệt đới nên nơi đây đã tìm thấy nhiều loài bò sát và còn tồn tại. Một trong số đó là Rắn Lục Sừng. Dưới đây, Thú Kiểng VN sẽ giúp bạn hiểu thêm về loài rắn thú vị này nhé!
Rắn Lục Sừng – loài rắn có nguồn gốc tại Việt Nam
Rắn Lục Sừng được phát hiện lần đầu tại vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh Ninh Bình. Môi trường sinh sống đặc trưng của chúng là các vùng núi cao và ở những cánh rừng hoang sơ. Do đó, các nhà khoa học đã tìm thấy một số cá thể của loài này phân bố tại các tỉnh thành miền núi miền Bắc.

Hiện nay, Lục Sừng đã được ghi nhận có mặt tại Sa Pa (Lào Cai), các tỉnh miền Trung, điển hình như Phong Nha – Kẻ bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế). Trên thế giới, hầu như chưa thấy chúng sinh sống và tồn tại. Nơi duy nhất loài bò sát này đã đặt chân tới là ở vùng núi Wuzhishan (Trung Quốc) sát vách nước ta.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Trăn Cộc – Python Curtus
Ngoại hình đẹp, độc, lạ
Chúng được đặc biệt chú ý tới nhờ ngoại hình có “1-0-2” không thể nhầm lẫn. Nhiều người đã tỏ vẻ kinh ngạc khi nhìn thấy chiếc đầu ngoại cỡ so với thân hình thuôn dài cùng nhiều chi tiết khác biệt trên cơ thể.

Đầu rắn Lục Sừng hình tam giác, đầy vảy nhỏ mọc ra hai chiếc sừng khá lạ lùng. Nó xuất hiện ngay trên hai hốc mắt, được tạo thành từ những chiếc vảy sừng kéo dài. Đây được coi là phụ kiện “xịn sò” trên lại làm gia tăng vẻ ngoài cực “ngầu” của chúng. Phần má bè ra cùng đôi mắt không nhỏ, lồi, con ngươi dẹp. Chính vì thế, nhắc đến Lục Sừng người ta thường nhớ tới cái đầu có một hình thú kì dị.
Thông thường, loài rắn này chỉ dài khoảng 50cm. Cả cơ thể được phủ màu xám nâu như màu lá mục. Điều này khiến chúng dễ dàng ẩn nấp và ngụy trang.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Rắn Ri Cá – Homalopis buccata
Rắn Lục Sừng có độc không?
Rắn Lục Sừng rất hiếm gặp, một phần do chúng có phân bố hạn hẹp ở Việt Nam. Chúng đã góp phần làm đa dạng hệ sinh thái của nước ta. Ngoài ra, loài bò sát này còn có giá trị cao về mặt khoa học, cũng như tính thẩm mỹ.
Không ít người đã tìm kiếm và săn đón chúng vì có ngoại hình quá đặc biệt. Giới trẻ thì luôn tỏ ra tò mò về hình dáng của một loại rắn có sừng. Còn với dân chơi thú kiểng, họ muốn sưu tầm vào bộ sưu tập “rắn cưng” của mình. Tuy nhiên, đây là một loài rắn độc, vì vậy mọi người cần hạn chế bắt hoặc nuôi chúng.

Những thông tin trên đây về Rắn Lục Sừng Trimeresurus Cornutus đã giúp bạn có thể phân biệt chúng với hàng trăm loài rắn khác. Để tìm hiểu thêm nhiều loại rắn “đẳng cấp” khác, vui lòng liên hệ Thukieng.com để được hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra, chúng tôi luôn cung cấp nhiều loại thú kiểng khác nhau, phù hợp để nuôi làm cảnh trong nhà.
Bài viết khác về TRĂN RẮN CÁC LOẠI