Việt Nam có hơn 200 loài rắn đang sinh sống, Chủng loại rắn đa dạng với nhiều màu sắc khác nhau. Một trong số những cái tên mà có lẽ ai cũng biết đó là Rắn Lục Đuôi Đỏ. Chúng không chỉ là loài rắn độc mà ngoại hình lại vô cùng đẹp và thu hút. Cùng Thú Kiểng VN tìm hiểu về loài rắn sát thủ này nhé!
Rắn Lục Đuôi Đỏ sở hữu vẻ đẹp chết người
Rắn Lục Đuôi Đỏ thuộc loài rắn cỡ nhỏ, thân hình khá đáng yêu. Một con rắn trưởng thành chỉ có chiều dài tối đa là 60cm với cân nặng 300 – 500g. Đây là loài rắn cực độc. Đừng bao giờ để vẻ ngoài lạ mắt, cực “chất” của con rắn “sát thủ” này lừa.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Rắn Ri Cá – Homalopis buccata
Hầu như những con rắn có ngoại hình càng sặc sỡ và nổi trội thì đều mang một mối nguy hại. Rắn Lục Đuôi đỏ không nằm ngoài quy luật đó. Chúng thuộc họ rắn lục, cả thân mình nhuộm màu xanh lá, sáng bóng và hiếm có. Nhờ màu da này mà chúng có thể vắt vẻo trên cành cây mà khó bị phát hiện.
Chỉ cần nhìn vào tên gọi, bạn đã có thể phần nào hình dung ra dáng vẻ của chúng. Màu xanh ở thân và màu đỏ nâu ở đuôi. Thêm vào đó, chúng còn có đôi mắt tròn màu vàng nâu, sắc bén, linh hoạt, ẩn chứa đầy nguy hiểm.

Rắn Lục Đuôi Đỏ có nọc độc và độ “sát nhân” của chúng chỉ đứng sau loài Hổ Mang Chúa đáng sợ. Mặc dù vậy, chúng không hẳn là loài rắn quá hung dữ. Chúng không chủ động tấn công mà chỉ khi bị kích động khiến chúng lao vào tấn công con người. Nhất là mùa sinh sản, rắn cái thường “nóng tính” hơn bao giờ hết.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Rắn Râu – Erpeton Tentaculatum
Phân bố ngoài tự nhiên
Rắn Lục Đuôi Đỏ có tên khoa học là Trimeresurus Albolabris. Chúng là loài rắn có độc sống chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á và điển hình là Việt Nam. Môi trường sống đặc trưng của loài là khu vực núi cao, thích uốn mình trên cành cây, ngụy trang màu màu lá xanh.

Ngoài ra, chúng thích hoạt động về đêm, đôi khi chúng có thể “lạc” đến nơi sinh sống của con người. Chính vì thế, cần hết sức cẩn thận khi đi lại ở những khu vực rậm rạp khi trời tối.
Khu vực Việt Nam, chúng ta có thể bắt gặp chúng ở vùng núi thuộc Trường Sơn hay Tây Bắc. Và có nhiều cá thể đã được tìm thấy ở Cần Thơ, Quảng Ngãi, Nghệ An, Đà Nẵng,…

Cách xử lý khi bị Rắn Lục Đuôi Đỏ tấn công và phòng ngừa
Là loài rắn dễ bị kích động nên khi gặp chúng, không được phép đe dọa, đuổi hoặc dồn ép vào trong khu vực khép kín. Chúng sẽ không ngoan ngoãn để bắt, nên đừng dại có ý định bắt rắn độc về nuôi.
Khi bị Rắn Lục Đuôi Đỏ cắn cần phải cấp cứu kịp thời, tránh xảy ra tình trạng xấu như chất độc di chuyển nhanh đến tim, rối loạn đông máu và dẫn đến nguy cơ tử vong. Vết cắn của chúng thường chảy máu rất nhiều và sưng nhanh. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, cần bình tĩnh trong trường hợp này. Trang bị các kiến thức đầy đủ về loài rắn độc trên và sơ cứu nhanh nhất, làm đúng các bước theo chỉ dẫn của bác sĩ.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Trăn Cộc – Python Curtus
Ngoài ra, mỗi người đều phải học cách phòng ngừa sự có mặt của chúng ở khu vực sinh sống. Các bụi cỏ, bụi cây hoang tàn đều phải dọn dẹp sạch sẽ, tránh tạo thành nơi trú ngụ của chúng. Đi trong rừng phải có các thiết bị bảo hộ.
Rắn Lục Đuôi Đỏ Trimeresurus Albolabris có độc nên không được mua bán ngoài thị trường. Các thông tin trên đây hi vọng giúp các bạn cảnh giác khi gặp loài này. Ngoài ra, tại Thú Kiểng VN còn sở hữu nhiều chú rắn cảnh hiền lành, vẻ ngoài không hề kém cạnh. Vậy nên, liên hệ với Thukieng.com để được tư vấn sớm nhất.
Bài viết khác về TRĂN RẮN CÁC LOẠI