Rắn Hổ Ngựa – Coelognathus Radiata

Nuôi bò sát là một trong những thú chơi đẳng cấp và ngốn tiền nhất hiện nay. Mỗi loài bò sát sở hữu một dáng vẻ và tính cách khác nhau. Trong số đó, Rắn Hổ Ngựa được dân đam mê thú kiểng đặc biệt quan tâm. Và hiện tại, chúng đang tạo sức hút lớn tại Thú Kiểng VN.

Đặc điểm của Rắn Hổ Ngựa

Rắn Hổ Ngựa Coelognathus Radiata có cái tên cực kỳ đặc biệt và dễ nhớ. Ở nhiều nơi, chúng còn được gọi là Rắn Sọc Dưa hay Rắn Rồng. 

 

Hoa văn của Rắn Sọc Dưa
Hoa văn của Rắn Sọc Dưa

Sở dĩ gọi là hổ ngựa hay sọc dưa vì trên thân có những sọc đen hay xám đen chạy dọc. Phía trên có 3 đường thẳng lớn chạy quá nửa thân, ngang người là hai đường nhỏ hơn, đứt đoạn trên nền màu nâu sáng. Tuy có màu da không quá nổi bật nhưng nhờ những chi tiết đơn giản này mà chúng trở nên bắt mắt hơn.

Về hình dáng, thường loài bò sát thuộc họ rắn nước này có thể dài tới 2m. Thân hình thì hơi dẹp, nhưng nhờ thế mà mỗi lần chúng uốn lượn thì các đường sọc dưa được phô diễn đẹp mắt . Nhiều người tỏ ra thích thú khi nhìn chúng chuyển động. Đây cũng là lý do nhiều người muốn có được loài rắn này.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Rắn Ri Cá – Homalopis buccata

Ngoại hình rắn sọc dưa
Ngoại hình rắn sọc dưa

Ngoài ra, chúng còn rất “ngầu”. Do có khả năng tự vệ khá cao nên mỗi khi gặp kẻ thù, chúng sẵn sàng gồng mình tuyên chiến. Thân trên dựng đứng lên, phần sau cong chữ S trên mặt đất làm điểm tựa. Da cổ phình to, hiện rõ từng đường viền màu vàng hay đen ở dưới lớp vảy màu xám đen. Loài này được ví là dữ như hổ và nhanh như ngựa nên nuôi chúng sẽ là trải nghiệm rất thú vị.

 

Chúng luôn đe dọa đối phương
Chúng luôn đe dọa đối phương

Rắn Hổ Ngựa có độc không?

Rắn Hổ Ngựa sống trên cạn, tập trung chủ yếu tại đồng bằng và trung du. Chúng khá “đanh đá”, luôn làm vẻ mặt dữ tợn nhưng không hề có độc. Loài này phù hợp với những dân chơi ưa mạo hiểm, thử thách và thích khám phá. 

Thường thì, các loài rắn không chứa nọc độc sẽ có điểm chung là sợ người và hay né tránh. Vậy nên cần kiên nhẫn nếu muốn “làm thân” với những anh bạn cá tính kia.

Tiếp đó, Hổ Ngựa cắn rất đau và có thể chảy máu dù không có răng nanh. Do đó, khi bị cắn, mọi người cần lưu ý rửa sạch vết thương, sát khuẩn tránh nhiễm trùng. Nếu có ý định nuôi rắn làm cảnh thì chúng ta nên chuẩn bị các kiến thức cần thiết.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Rắn Trun – Cylindrophis Ruffus

Chăm sóc rắn tại nhà

Rắn Hổ Ngựa được mệnh danh là thợ săn chuột đỉnh cao. Vì vậy, thức ăn yêu thích của chúng là chuột. Bên cạnh đó, người nuôi có thể cho chúng ăn thằn lằn, ếch, nhái,…Hai tuần nên cho rắn trưởng thành ăn 1 lần và con mồi phải phù hợp với kích thước của chúng.

 

Rắn hổ ngựa-Chúng rất thích leo trèo và ẩn mình
Chúng rất thích leo trèo và ẩn mình

Để rắn có môi trường tốt nhất, cần duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ở 21-32 độ C và độ ẩm từ 55-70%. Rắn cần cung cấp đủ ánh sáng để bổ sung canxi, có thể sử dụng ánh sáng nhân tạo UV hoặc đèn huỳnh quang hay sợi đốt.

Ngoài ra, chuồng nuôi rắn cần vệ sinh hàng tuần, thay nước thường xuyên để phòng ngừa bệnh tật cho vật nuôi.

Rắn hổ ngựa
Nuôi rắn sọc dưa

Hiện nay loài rắn này đang được ưa chuộng tại Thú Kiểng VN. Chỉ với 1.000.000-1.500.000 đồng bạn đã sở hữu được chú rắn có “1-0-2”. Giá thành có thể chênh lệch do mùa, năm tuổi hay trọng lượng của rắn. Vậy nên, để biết thêm thông tin và mua Rắn Hổ Ngựa Coelognathus Radiata thuần xin vui lòng liên hệ Thukieng.com.

👍 Thú kiểng là đơn vị có 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân giống, chăm sóc và kinh doanh thú cưng tại Việt Nam
🛎 Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ :Cty TNHH Thú Kiểng Việt Nam
🏡 số 118 ngõ 192 Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội
🏡 209/2A Nguyễn Văn Khối. P8. Quận Gò Vấp - TP.HCM
📞 Hotline tư vấn 24/7 : 0868585610

error: Không chơi copy!