Rắn Hổ Mang Chúa

Rắn Hổ Mang Chúa là một loài động vật được nhắc đến nhiều. Hầu hết ai cũng một lần nghe đến. Thế nhưng không phải người nào cũng biết về hình dạng, kích thước, môi trường sống… của loài rắn Hổ Mang này. Vì thế, hãy cùng Thukieng.com đi tìm hiểu về loài rắn cực độc này.

Đặc điểm phân biệt rắn Hổ Mang Chúa với các rắn khác

Rắn Hổ Mang Chúa (có nhiều nơi gọi là rắn hổ mây) được xem là loài dài nhất trong tất cả các loài rắn. Chúng rất nguy hiểm, có thể gây chết người. Khiến nhiều con phải khiếp sợ khi gặp phải. Chiều dài của con rắn trưởng thành thường là 3 – 4m. Ghi nhận có con dài lên tới 7m, được phát hiện ở Ấn Độ. So với con cái thì rắn đực có kích thước dài hơn.

 

Phần “mang” đặc trưng
Phần “mang” đặc trưng

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Rắn Lục Sừng- Trimeresurus Cornutus

Rắn Hổ Mang Chúa trưởng thành có rất nhiều màu. Tùy vào từng môi trường sống mà chúng mang màu khác nhau. Có thể là màu xanh lá, màu đen hoặc màu nâu. Cổ họng của chúng lại có màu kem hoặc màu vàng nhạt. Những con rắn non thường có màu đen tuyền, kết hợp với các vệt kẻ ngang màu trắng hoặc màu vàng. Chiếc răng nanh của loài rắn này dài từ 8 – 10mm, kết hợp với nọc độc gây chết người.

Khi đối mặt với bất cứ  thứ gì chuyển động, chúng có thể nâng cao 1/3 cơ thể lên thẳng. Đồng thời tiến đến để tấn công được thứ mà chúng thấy ở trước mặt. Khi bị đe dọa, chúng sẽ phồng mang lên, phát ra tiếng rít, khi nghe gần, bạn nghe giống tiếng chó gầm.

Chúng có thể ngẩng đầu rất cao
Chúng có thể ngẩng đầu rất cao

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Rắn Ri Cá – Homalopis buccata

Nọc độc của rắn Hổ Mang Chúa

Tuy không mạnh và nguy hiểm nhất nhưng hàm lượng độc tố thần kinh trong nọc độc của loài rắn Hổ Mang Chúa này lại rất nhiều. Chỉ cần trong một lần cắn, chúng có thể tiết ra hai phần mười chất độc. Với hàm lượng độc lớn này có thể giết được 20 người cùng một lúc, thậm chí là giết chết chú voi to khỏe.

 

Nọc độc của rắn Hổ Mang Chúa có thể gây chết người
Nọc độc của rắn Hổ Mang Chúa có thể gây chết người

Khi rắn phun nọc độc sẽ khiến cho con mồi giảm dần thị lực, gây tê liệt, ngay sau đó, con mồi sẽ giảm tử vong. Nếu như con người bị loài này cắn, nọc độc của chúng sẽ tấn công đến hệ thần kinh trung ương, khiến thần kinh bị tê liệt, rơi vào hôn mê, thậm chí là gây ra thiệt mạng.

Tuy có nọc độc như thế nhưng rắn Hổ Mang Chúa này lại rất nhát. Chúng lẩn trốn, tránh con người bằng mọi giá, bất cứ khi nào. Tuy nhiên, nếu như con người dồn đến bước đường cùng thì chúng sẽ quay lại tấn công. Do đó, khi bạn gặp loài rắn này, thay vì dọa chúng, bạn nên bình tĩnh, xử lý khôn khéo để chúng bỏ đi.

Rắn Hổ Mang Chúa không chủ động tấn công con người
Rắn Hổ Mang Chúa không chủ động tấn công con người

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm:  Trăn Cộc – Python Curtus

Khả năng sinh sản và phát triển của loài Hổ Mang Chúa

Khác các loài rắn khác, rắn Hổ Mang Chúa sẽ xây dựng tổ để đẻ trứng, thường đẻ 20 – 40 quả, sinh sản từ tháng 1 – tháng 4. Con cái sẽ đẩy cành, lá vào trong tổ để ủ và bảo vệ trứng cho tới khi chúng nở thành con. Sau khi đẻ trứng, con cái sẽ ở lại trên tổ, còn con rắn đực sẽ ở gần khu vực tổ. Trong thời kỳ bảo vệ trứng, chúng trở nên hung dữ hơn. 

Rắn thường đẻ trứng vào mùa xuân, hè
Rắn thường đẻ trứng vào mùa xuân, hè

Thời gian từ lúc đẻ cho tới khi con non chui ra từ vỏ trứng là mất vài tháng, đẻ và ấp vào mùa xuân, mùa hè nhưng khi mùa thu đến, trứng mới bắt đầu nở. Trong tự nhiên, chúng có tuổi thọ đến 20 năm.

Hy vọng với chia sẻ trên đây, các bạn đã hiểu hơn về loại rắn Hổ Mang Chúa. Từ đó có thể phân biệt dễ dàng với loại rắn khác. Đồng thời cẩn thận hơn khi đi ở những nơi rậm rạp, nhiều bụi cây, chỗ có nhiệt độ và độ ẩm thấp. 

👍 Thú kiểng là đơn vị có 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân giống, chăm sóc và kinh doanh thú cưng tại Việt Nam
🛎 Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ :Cty TNHH Thú Kiểng Việt Nam
🏡 số 118 ngõ 192 Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội
🏡 209/2A Nguyễn Văn Khối. P8. Quận Gò Vấp - TP.HCM
📞 Hotline tư vấn 24/7 : 0868585610

error: Không chơi copy!