Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và địa hình chủ yếu là đồi núi. Vì vậy đã có nhiều loại rắn được tìm thấy ở nước ta. Phổ biến là Rắn Cạp Nong. Nên Thú Kiểng VN sẽ giới thiệu tới bạn đọc loài bò sát đã quá quen thuộc này nhé!
Nguồn gốc và môi trường sống chủ yếu của Rắn Cạp Nong
Rắn Cạp Nong có tên khoa học là Bungarus Fasciatus. Ở nhiều vùng miền, chúng được gọi tên theo đặc điểm trên cơ thể như rắn đen vàng hay tu cáp đồng…

Loài bò sát này được tìm thấy phổ biến tại miền trung Ấn Độ và các tiểu bang Assam, Tripura. Ngoài ra, ở bán đảo Malaysia, Indonesia, khu vực Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc cũng ghi nhận có sự xuất hiện của chúng.
Hầu hết các cá thể đều sinh sống ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chúng thích nghi ở mọi môi trường từ đồng ruộng, ven khe suối đến núi đất, nương rẫy,… Tập tính của loài này là hoạt động vào ban đêm và khá nhút nhát. Vì vậy, chúng thích ẩn nấp trong các khe đá, hốc cây… Thậm chí là trong hang ổ như động vật gặm nhấm.
>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm bài viết: Philodendron Ring Of Fire

Ngoại hình đặc trưng
Dựa vào ngoại hình, mọi người có thể nhận diện Rắn Cạp Nong dễ dàng. Trên cơ thể chúng có 2 màu đặc trưng là đen và vàng. Mỗi màu là một khúc đều nhau, xếp xen kẽ như dải caro nổi bật. Ở giữa sống lưng có một gờ dọc như đỉnh của ngọn núi dài hay uốn lượn.
Chiều dài của một con rắn trưởng thành là gần 1,8m. Có con còn đạt tới 2,5m nhưng đuôi chúng rất ngắn, mút đuôi tròn. Lớp vảy ở sống lưng khá lớn và cứng, có hình sáu cạnh để phân biệt với vảy bên.

Ngoài ra, còn một số chi tiết về hình dáng của Cạp Nong như: đầu lớn và khá ngắn, đỉnh đầu màu đen, hai bên má là những vân màu vàng đen loang lổ.
Vẻ ngoài của Rắn Cạp Nong tưởng chừng rất đơn giản nhưng chúng cũng được xếp vào top những con rắn có ngoại hình bắt mắt. Nhiều người còn bị chúng thu hút nhờ vào màu da chia đốt gọn gàng.
>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm bài viết: Rắn Ráo Hoa – Ptyas Carinatus
Rắn Cạp Nong có độc không? Lưu ý khi bị chúng cắn?
Sở hữu màu sắc bắt mắt và dáng hình tương đối cân xứng nhưng đây lại là một loài rắn có độc tố vô cùng mạnh. Vết cắn của chúng có thể ảnh hưởng tới cả tính mạng.
Nọc độc của Rắn Cạp Nong tác động trực tiếp tới các dây thần kinh, gây nên nhiều triệu chứng ban đầu như co rút bụng, giảm khả năng quan sát. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong sau 5-20 giờ.

Nếu bị rắn độc cắn, mọi người cần thực hiện sơ cứu theo lời khuyên của các chuyên gia hoặc đưa tới cơ sở y tế gần nhất. Tuyệt đối không chữa mẹo, áp dụng các biện pháp chưa qua kiểm chứng. Sau các bước sơ cứu cơ bản, di chuyển nạn nhân tới bệnh viện để chữa trị kịp thời. Việc có kiến thức cơ bản và biết cách phòng tránh bị rắn cắn sẽ giúp bạn bình tĩnh, xử lý các tình huống nhanh nhất.
Hiện nay, Rắn Cạp Nong có giá trị kinh tế cao, nhiều người mua về để ngâm rượu hoặc ăn thịt,… Tuy nhiên, đây là rắn độc nên nếu không có chuyên môn và trang bị, tốt nhất bạn không nên nuôi chúng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Rắn Cạp Nong Bungarus Fasciatus. Mọi thắc mắc liên hệ Thukieng.com để biết thêm nhiều điều thú vị. Ngoài ra, chúng tôi còn có nhiều loại rắn cảnh chất lượng và không gây hại tới con người.
Bài viết khác về TRĂN RẮN CÁC LOẠI