Ở Việt Nam có tới hàng chục loại rắn độc sinh sống. Trong đó điển hình là bộ đôi “cạp nong – cạp nia”. Cả hai loài đều thuộc họ Rắn Hổ nên nhiều người thường nhầm lẫn chúng với nhau. Vì vậy, cùng Thú Kiểng tìm hiểu về Rắn Cạp Nia để thấy rõ sự khác biệt nhé!
Ngoại hình nổi bật với nhiều họa tiết
Loài bò sát này có thân hình không quá lớn nhưng khá cân đối. Một con rắn sẽ có chiều dài trong khoảng từ 1-1,6m. Vẻ ngoài của chúng được nhiều người chú ý nhờ vào màu da và họa tiết trên thân.

Khác với những loài rắn có thân hình tròn thì đây lại là hình tam giác cân xứng. Chiều rộng cơ thể từ 5-10cm, đỉnh là sống lưng và dần mở rộng hai phía về bụng. Càng về sau, thân càng thu hẹp dần và nhọn hoắt ở đuôi.
Nếu như, “người anh em” Cạp Nong của chúng có màu sắc chủ đạo là đen – vàng thì Rắn Cạp Nia lại là đen – trắng đối lập. Trên cơ thể của chúng, các khoang màu đen trắng xếp xen kẽ. Tuy là sự kết hợp của hai màu sắc đơn giản nhưng có sự tương phản, khiến chúng trở nên ấn tượng và nổi bật. Thường thì mỗi con rắn trưởng thành sẽ có từ 19-30 khoang màu đen.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Rắn Cạp Nong – Bungarus Fasciatus

Ngoài các khoang màu nổi bật thì Rắn Cạp Nia còn có một số chi tiết quen thuộc về hình dáng. Ví dụ như phần đầu thon mảnh, màu đen, bên trên phẳng và có những vảy lớn. Con ngươi tròn và da đa phần là trơn nhẵn.
Lưu ý, chúng còn có một số con có ngoại hình đặc biệt hơn khi phần đầu và đuôi đỏ chót. Vì vậy, mọi người cần biết để dễ nhận diện được loài rắn.
Tập tính của Rắn Cạp Nia
Chúng ta có thể bắt gặp Rắn Cạp Nia tại đồng ruộng, các cánh rừng hay bụi cỏ rậm rạp,… Chúng ẩn nấp rất giỏi và hoạt động chủ yếu vào ban đêm bởi không ưa ánh nắng mặt trời. Hầu như ban ngày chúng khá lười biếng và tỏ ra vẻ chậm chạp. Chúng chỉ cuộn mình trong các hang đá, bụi cây đợi trời tối rồi chui ra tìm thức ăn.

Loài bò sát này có thể tiêu hóa lượng thức ăn lớn ngang bằng với trọng lượng cơ thể. Chúng là loài ăn thịt, con mồi chủ yếu là ruột, ếch, nhái,… và ngay cả chính đồng loại yếu ớt.
Đây là loài động vật đẻ trứng. Mùa sinh sản diễn ra vào khoảng tháng 6-7 hằng năm. Rắn con nở ra đã dài tới 30cm và có hình dáng “y đúc” mẹ.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Rắn Ráo Hoa – Ptyas Carinatus
Giá trị của Rắn Cạp Nia
Hiện nay, Rắn Cạp Nia là một trong những loài rắn quý hiếm và có nhiều công dụng. Ngoài có ý nghĩa rất lớn về mặt tâm linh, phong thủy thì chúng còn có giá trị kinh tế vô cùng cao...
Chúng được nhiều người trong giới yêu thích rượu rắn thuốc ưa chuộng và được săn đón mọi lúc. Rượu ngâm có thể trở thành thuốc chữa một số bệnh như giảm ho, tiêu sưng, kháng viêm, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp,…

Do được tìm kiếm khá nhiều và số lượng giảm sút nên chúng có giá thành khá cao. Một con rắn trưởng thành sẽ được bán với giá 1.500.000 đồng. Giá thành có thể thay đổi tùy trọng lượng, rắn không đúng mùa còn có giá cao hơn. Tuy nhiên đây là loài rắn cực độc, vì vậy tốt nhất bạn nên hạn chế nuối chúng. Mọi người cần nắm được kiến thức cơ bản về cách xử lý rắn có nọc độc để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Trên đây là những thông tin quan trọng về Rắn Cạp Nia Bungarus mà chúng tôi gửi đến các bạn. Để biết thêm về các loài động vật không chân đầy thú vị này, theo dõi Thukieng.com cập nhật mọi tin tức. Tại đây, chúng tôi còn cung cấp nhiều loài rắn hiền lành, phù hợp để bạn nuôi làm cảnh.
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Trăn Anaconda – Eunectes
Bài viết khác về TRĂN RẮN CÁC LOẠI