Cách chăm sóc chó mang thai. Đồ dùng & Thức ăn cho chó mang thai

Cách Chăm sóc chó đang mang thai chưa bao giờ là điều đơn giản. Những nhà nhân giống chó chuyên nghiệp phải bỏ ra rất nhiều thời gian cho việc tìm hiểu và trải qua các kinh nghiệm thực tế để có thể thành thạo trong lĩnh vực này. Tuy nhiên nếu bạn là người nuôi chó nghiệp dư theo sở thích, những hướng dẫn sau đây của Thú Kiểng về cách chăm sóc chó cái khi mang bầu chắc chắn sẽ giúp bạn thêm tự tin khi chăm sóc “cô chó” của mình.

Cách chăm sóc chó mang thai. Đồ dùng & Thức ăn cho chó mang thai

>> Mời bạn tham khảo thêm các bài viết:

I. Cách Chăm Sóc Chó Mang Thai

Do thời gian mang thai của loài chó khá ngắn, dao động trong khoảng 2 tháng (58 – 70 ngày) nên ngay sau khi phát hiện ra chú chó của bạn đang có bầu, bạn phải thay đổi chế độ chăm sóc phù hợp để tránh gây ra các sai lầm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chó mẹ và cả chó con. Dưới đây là một bước chuẩn bị bạn nên áp dụng:

1. Chuẩn bị ổ đẻ cho chó mẹ

Chuẩn bị ổ đẻ khi chó còn đang mang thai có vẻ như là điều hơi sớm, nhưng trên thực tế chó mẹ nếu được làm quen với ổ đẻ càng sớm thì mức độ căng thẳng khi sinh của chúng càng giảm đi. Bạn nên lựa chọn những khu vực vắng vẻ, ít người và động vật qua lại cả ban ngày và ban đêm để tạo không gian yên tĩnh cho chó mẹ và đàn chó con nghỉ ngơi sau khi ra đời.

2.Cách chăm sóc chó mang thai! Thức ăn cho chó mẹ khi mang thai

Điều quan trọng bạn nên nhớ là chó mẹ đang mang thai được cung cấp chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng ngay cả trước khi sinh vì sự phát triển của chó con phụ thuộc hoàn toàn vào các chất dinh dưỡng đã được tích lũy trong cơ thể chó mẹ lúc mang thai.

Không nên cho chó mẹ ăn cùng một khẩu phần ăn trong suốt giai đoạn trước sinh mà nên cho ăn uống đa dạng, hoặc bất cứ loại thức ăn gì mà chó mẹ thích ăn. Nên trộn thêm NutriPet for Dogs trong khẩu phần ăn hàng ngày để bổ sung đủ dinh dưỡng cho cả chó mẹ và chó con. Có thể xem tại đây – https://petitvietnam.com/san-pham/nutripet-for-dogs/

Trong nửa đầu của thai kỳ từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 30, bạn chưa cần tăng khối lượng thức ăn của chó mẹ vì giai đoạn này chó con chỉ phát triển không quá 30% kích thước đầy đủ. Cho ăn nhiều hơn so với nhu cầu của thai nhi sẽ dẫn khiến chó mẹ bị tăng cân quá nhiều và có thể gây ra các vấn đề khi sinh, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của chó con sau này.

Các loại thực phẩm bổ sung chỉ được khuyến khích sử dụng nếu chó mẹ bị thiếu cân. Tuy nhiên nếu chú chó của bạn vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, việc bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất có thể làm rối loạn cân bằng nội tiết tố. Trong khi đó, chế độ dinh dưỡng nhiều canxi và vitamin D khiến kích tố tự nhiên giải phóng canxi trong cơ thể bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến sản giật khi chó mẹ nuôi chó con.

>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Giá các loại sữa tắm cho chó tốt nhất? Mua sữa tắm cho chó ở đâu giá rẻ?

 

Cách chăm sóc chó mang thai. Đồ dùng & Thức ăn cho chó mang thai

3. Rèn luyện thể lực cho chó mẹ

Để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi, chó mẹ cần có một cơ thể cơ bắp, mạnh mẽ và dẻo dai. Tập thể dục không chỉ giúp chúng đủ sức mang vác trọng lượng của những chú chó con đang từng ngày phát triển, mà còn giúp rèn luyện các cơ tử cung trong việc co dãn để đẩy bào thai ra ngoài.

Bạn có thể dắt chó mẹ đi dạo khoảng 30 phút mỗi ngày, hoặc cho chúng tham gia các trò chơi nhẹ nhàng như nhặt bóng, tìm đồ… Tuy nhiên bạn nên tránh để chúng vận động mạnh, chạy nhanh… vì các hoạt động này khiến cơ thể chó mẹ mệt mỏi và nguồn dinh dưỡng vốn để nuôi chó con bị cạn kiệt. Sau 30 ngày đầu của thai kỳ, hoạt động duy nhất chó mẹ được phép thực hiện chính là đi bộ vì lúc này, bụng của chúng đã nặng hơn và việc chạy nhảy là cực kỳ nguy hiểm.

>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Cách nuôi chó con mất mẹ. Sữa và thức ăn cho chó con mất mẹ

4. Giảm thiểu các yếu tố gây stress

Trong thời gian mang thai, chó cái trở nên rất nhạy cảm. Bạn hãy loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng cho chú chó của bạn càng nhiều càng tốt để giúp chúng thư giãn. Các yếu tố gây stress ví dụ như tiếng ồn, môi trường sống bẩn thỉu, đồ đạc lộn xộn, nhiều khách ra vào nhà hoặc bị thay đổi nơi cư trú.

Trong 4 tuần cuối trước khi chúng sinh con, trong trường hợp nhà bạn nuôi nhiều hơn một chú chó thì tốt nhất là bạn nên tách chó mẹ ra khỏi những con chó khác. Điều này sẽ giúp ngăn chặn các hành vi đùa giỡn có thể khiến bụng chó mẹ bị va chạm và giết chết chó con bên trong.

5. Cách chăm sóc chó mang thai! Thăm khám bác sĩ thú y định kỳ

Để đảm bảo rằng bào thai phát triển tốt và không gặp phải vấn đề gì nghiêm trọng, bạn cần mang chú chó của bạn đến khám bác sĩ thú y ít nhất 3 lần trong toàn bộ thời gian mang thai ở giai đoạn đầu, giữa và cuối của thai kỳ.

Lần khám đầu tiên nên được thực hiện trong khoảng 21 – 30 ngày sau khi phối giống. Mục đích của lần kiểm tra này là xác định xem chó cái có thực sự đang mang thai hay không.

Lần khám thứ hai diễn ra vào khoảng 35 – 45 ngày của thai kỳ, bao gồm việc siêu âm ổ bụng để theo dõi tình trạng của chó con.

Lần khám cuối cùng được thực hiện vài ngày trước khi sinh, có thể dao động từ ngày thứ 57 – ngày thứ 67 của thai kỳ. Trong lần khám này, bác sĩ thú y sẽ kiểm tra xem tình hình sinh nở có thể diễn ra bình thường, có biến chứng nào xảy ra hay không.

>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Mang thai giả ở chó là gì? Dấu hiệu nhận biết mang thai giả ở chó

Cách chăm sóc chó mang thai. Đồ dùng & Thức ăn cho chó mang thai

II. Cách chăm sóc chó mang thai! Đồ dùng cần thiết khi chăm sóc chó mang thai

Khi bạn đã chắc chắn về tình trạng mang thai của chú cún yêu, hãy bắt đầu ngay vào việc chuẩn bị những đồ dùng cần thiết để đón đàn cún con sắp ra đời. Bạn có thể tham khảo danh sách các đồ dùng được chúng tôi liệt kê sau đây:

1. Thức ăn cho chó mẹ và chó con

Từ sau khoảng 20 ngày tuổi, chó con trong bụng sẽ phát triển rất nhanh, tăng gấp nhiều lần về khối lượng. Lúc này bạn cần tăng khẩu phần ăn cho chó mẹ tùy theo nhu cầu, và quan trong nhật là tăng cường dinh dưỡng để chó con phát triển khỏe mạnh. Về loại thức ăn, bạn vẫn có thể cho ăn như thường ngày, nhưng trộn thêm NutriPet for Dogs để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho chó con.

Bạn cũng cần chuẩn bị cho trường hợp chó mẹ không có sữa, hoặc không đủ sữa cho chó con sau sinh. Trong trường hợp này nên cho chó con uống sữa dinh dưỡng PetWhey đã được tách Lactose để tránh tiêu chảy cho chó con. Xem tại đây – https://petitvietnam.com/san-pham/petwhey/

Không cho chó con mới đẻ uống sữa bò của người, vì sữa bò thông thường có chứa lactose. Chó con hầu như không tiêu hóa được lactose nên sẽ tiêu chảy, không hấp thụ được gì trong sữa.

2. Ổ đẻ cho chó mẹ

Ổ đẻ dành cho chó mẹ có thể là một hộp carton hoặc một hộp gỗ với một lối ra vào dễ dàng cho chó mẹ và các bức vách bao quanh để giữ chó con luôn nằm trong ổ. Ổ đẻ nên có kích thước đủ lớn cho chó mẹ và đàn chó con trong 3 – 4 tuần đầu tiên sau khi sinh. Nếu không đủ điều kiện mua hoặc tự làm một ổ đẻ, bạn có thể tận dụng giường nằm bình thường của chó mẹ làm ổ đẻ.

>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Chó bị sốc nhiệt phải làm sao? Cách phòng chống sốc nhiệt ở chó

3. Chăn ga gối đệm

Chăn cũ, khăn tắm cũ và báo mềm nên được sử dụng để lót vào ổ đẻ cho êm và ấm. Bạn cũng nên gom dần các miếng vải thừa, khăn bông cũ… vì những chú chó sơ sinh sẽ cần sử dụng rất nhiều.

4. Găng tay y tế và chất bôi trơn

Trong trường hợp chó mẹ cần giúp đỡ trong khi sinh, bạn sẽ cần đến găng tay phẫu thuật và các chất bôi trơn an toàn. Găng tay sẽ hạn chế khả năng bị nhiễm trùng và giữ tay bạn sạch sẽ, còn chất bôi trơn giúp chó mẹ dễ co bóp tử cung để đẩy chó con ra ngoài.

>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Chó Chihuahua, Chiwawa – Giống Chó "Tí Hon" Nhất Thế Giới

5. Miếng sưởi ấm, đèn sưởi và chai nước nóng

Tác dụng của 3 đồ dùng này đều là để sưởi ấm cho chó con. Miếng sưởi ấm được đặt dưới tấm chăn lót ổ đẻ, đèn sưởi vừa thắp sáng vừa cung cấp nhiệt, còn chai nước nóng là dành cho trường hợp cần di chuyển khẩn cấp tới bác sĩ thú y.

6. Bình rửa mũi

Bình rửa mũi có tác dụng rửa sạch các chất nhầy nằm trong mũi của chó con sau khi chúng ra đời.

7. Kéo, băng gạc

Kéo và băng gạc cần để cắt dây rốn cho các chú cún con.

Trả lời

error: Không chơi copy!