Bị chó cắn phải làm sao? Cách xử lý, sơ cứu khi bị chó cắn

Bị chó cắn phải làm sao? Chó là vật nuôi rất trung thành, mến chủ nhưng với những “vị khách” lạ thì chúng không hề hiền lành. Khi cảm thấy bị đe dọa hoặc nghi ngờ bị xâm chiếm lãnh thổ, những chú chó sẽ lao vào tấn công, đôi khi cả những người thân trong gia đình. Vết cắn của chó sẽ rất nguy hiểm, vì trong miệng chó mang theo rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là bệnh dại. Trong trường hợp chẳng may trẻ nhỏ hoặc bản thân bị chó cắn, bạn cần phải bình tĩnh sơ cứu và xử lí vết thương ngay lập tức. Những kĩ năng sơ cứu khi bị chó cắn dưới đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong trường hợp đáng tiếc ấy.

>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Cách nuôi chó con mất mẹ. Sữa và thức ăn cho chó con mất mẹ

Bị chó cắn phải làm sao? Cách xử lý, sơ cứu khi bị chó cắn

Bước 1.Bị chó cắn! Ngay lập tức vệ sinh vết cắn

Tùy vào lực cắn của chó, có thể gây ra vết thương trầy xước hoặc vết thương nặng gây chảy máu. Và dù là bị chó nhà hay chó đi lạc ngoài đường tấn công bạn đều phải xử lí như nhau, tránh chủ quan.
Nếu máu chảy ít hoặc trầy xước, bạn cần rửa sạch dưới vòi nước để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Chỉ rửa nhẹ chứ không được chà xát quá mạnh. Đặc biệt, trước đó, bạn phải tách rời phần vải quần áo xung quanh vết thương, nếu vết thương ở quần bạn có thể xắn lên hoặc cắt bỏ để tránh nước miếng của chó dính trên quần áo lây nhiễm làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong trường hợp vết cắn gây chảy máu nhiều hoặc máu phun mạnh, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong lúc đó hãy cố gắng dùng lực tác động để cầm máu trong lúc chờ xe cấp cứu. Việc vết cắn gây chảy nhiều máu bạn không nên rửa sạch với nước vì máu chảy sẽ đẩy luôn các vi khuẩn ra ngoài.
Để cầm máu, bạn nên đưa cao vùng bị thương lên, ví dụ như chân hoặc cánh tay. Việc này sẽ giúp ích một phần cho việc cầm máu. Sau đó dùng các miếng băng gạc chồng lên vết thương, giữ chặt để giúp cầm máu. Nếu máu phun mạnh, dùng bất cứ loại dây nào quấn quanh phía trên vết thương để hạn chế tối đa việc mất máu. Nếu không gọi được xe cấ cứu, hãy nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện.

>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Chó bị sốc nhiệt phải làm sao? Cách phòng chống sốc nhiệt ở chó

Bước 2. Kiểm tra vết cắn, bôi thuốc sát trùng

Sau khi rửa sạch với nước, bạn cần kiểm tra vết cắn, nếu chỉ trầy xước nhẹ, nông bạn có thể dùng thuốc sát trùng khử trùng rồi sau đó tự băng bó ở nhà. Chú ý không nên băng bó quá chặt gây tổn thương đến da.
Đặc biệt với những vết thương hở, bạn không được dùng oxi già, thuốc tím hay cồn để xử lí vì chúng sẽ làm vết thương lâu lành hơn. Nếu bị nhiều vết cắn chồng lên nhau, vết cắn gần vùng đầu, cổ, bộ phận sinh dục,…thì bạn cần di chuyển đến bệnh viện để kiểm tra, điều trị tốt hơn.
Bị chó cắn phải làm sao? Cách xử lý, sơ cứu khi bị chó cắn

Bước 3. Theo dõi chú chó đã tấn công bạn

Sau khi làm sạch, sơ cứu vết thương, bạn cần xác định nguồn gốc chú chó vừa tấn công bạn (hoặc con/em/bạn/người thân bạn) để có hướng xử lí tiếp theo.
Nếu chú chó vừa tấn công là chó nhà, có chủ nhân thì bạn có thể yên tâm. Hỏi chủ của chú chó xem đã tiêm phòng dại cho chó hay chưa. Còn nếu chú chó được tiêm phòng đầy đủ và vết thương chỉ trầy xước bạn có thể yên tâm và yêu cầu chủ của chú chó đeo rọ mõm khi cho chúng ra ngoài hoặc nhốt chúng lại để tránh tấn công con người.
Nếu chú chó đó là chó lang thang, không rõ nguồn gốc. Bạn cần đi tiêm phòng dại cho chính mình. Nếu thấy chú chó tấn công có những biểu hiện như mắt đỏ ngầu, chảy dãi, mắt buồn rầu, hung dữ,…thì bạn phải ngay lập tức đi tiêm vac-xin chống dại, càng nhanh càng tốt.

>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Mang thai giả ở chó là gì? Dấu hiệu nhận biết mang thai giả ở chó

Những lưu ý khi bị chó cắn

1. Với mọi chú chó, sẽ có một giai đoạn chúng thường cắn vào tay, chân người,…đặc biệt là lúc chúng mọc răng. Cho nên, nếu là cún con nuôi ở nhà, vết cắn của chúng thường rất nhẹ, không nghiêm trọng, bạn có thể tự xử lí ở nhà. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá gay gắt, đánh mắng cún vì hành vi đó.
2. Cần phải theo dõi kĩ chú chó đã cắn, nếu trong 15 ngày chú chó chết hoặc phát dại, bạn cần đi tiêm huyết thanh và vac-xin phòng dại. Nếu chú chó bình an, khỏe mạnh, không cần đi tiêm vì tiêm vac-xin trong trường hợp này sẽ có một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người bị cắn.
3. Nếu xác định là chó dại cắn phải lập tức đến bệnh viện, nếu muộn quá thì huyết thanh chống dại tiêm vào sẽ vô hiệu.
Bị chó cắn phải làm sao? Cách xử lý, sơ cứu khi bị chó cắn

>>>>>>>>>>>>>Mời bạn xem thêm: Cách làm chuồng chó bằng gỗ. Hướng dẫn tự làm nhà cho chó

4. Không được chủ quan, lơ là khi trẻ nhỏ bị chó cắn. Nên đưa trẻ đi tiêm huyết thanh phòng bệnh dại sớm để tránh những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai.
5. Không bao giờ được chủ quan khi bị chó nhà cắn vì virut gây bệnh dại thường không trừ bất cứ một chú chó nào kể cả chó nhà. Cho nên nếu nên nếu nuôi cún trong nhà, bạn cần tiêm phòng đầy đủ cho cún của mình.

Trả lời

error: Không chơi copy!